Tang lễ là điều chắc chắn và duy nhất trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên, chẳng ai biết được thời gian và hoàn cảnh của buổi lễ này. Chính vì thế, không tránh khỏi việc đám tang bất ngờ rơi vào những ngày đặc biệt biệt như: Tết, lễ cưới… Vậy những trường hợp này thì tang lễ sẽ được tổ chức ra sao?
Tang lễ trùng với ngày Tết
Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày để các gia đình đoàn viên. Tết cũng là ngày mở ra những hy vọng tốt đẹp cho cả năm. Vì thế, gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hòa chung với niềm vui của toàn dân tộc, điều này cũng thấy trong tục lễ cất khăn tang trong ba ngày tết. Đối với gia đình đang có đại tang thì kiêng không đi chúc tết, mừng tuổi. Thông thường dịp này bà con, xóm giềng sẽ đến chúc tết và an ủi gia đình vừa có hữu sự.

Trường hợp gia đình có người mất vào ngày 30 hoặc mùng một Tết thì sao? Trường hợp này thường hiếm xảy ra nhưng không phải không có. Nếu có người thân mất vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể lo liệu được thì nên chôn cất trong ngày đó. Bởi lẽ, hôm sau là ngày đầu năm mới vì thế đa số gia đình không muốn để tang lễ sang mùng một đầu năm. Trường hợp mất đúng ngày mùng một Tết thì gia đình không nên phát tang ngay mà phải chuẩn bị mọi thứ cho tang lễ và sẽ phát tang vào mùng hai.
Lễ cưới đã chuẩn bị nhưng vấp phải tang lễ thì tính sao?
Đây được gọi là trường hợp “Ưu hỷ trùng phùng”. Theo lễ nghi, nếu trong nhà có tang hay đang chịu tang nhất là đại tang thì phải tránh mọi cuộc vui. Nhưng lễ cưới đã chuẩn bị sẵn, nếu quá phụ thuộc lễ nghi thì có thể ảnh hưởng đến cả hai gia đình. Đôi khi còn khiến cho tình duyên đôi lứa dở dang, nhất là trường hợp đại tang thì thời gian để tang có thể sẽ rất lâu.
Vì vậy tục lệ xưa cũng có những lưu ý đặt biệt cho trường hợp này là “cưới chạy tang”. Khi đó người đã khuất sẽ được đặt nằm tạm trên giường, đắp chăn chiếu lại nhưng chưa nhập quan, hoặc gia đình có thể tự làm thủ tục khâm liệm, nhập quan nhưng chưa làm lễ thành phục. Theo phong tục, nếu chưa làm lễ thành phục thì người thân chưa được khóc. Hàng xóm tuy biết có tang sự nhưng gia đình chưa phát tang thì chưa đến viếng (trừ thân nhân ruột thịt).

Trong khi đó, cả hai gia đình cũng nhanh chóng chuẩn bị đám cưới. Hôn lễ cũng có đủ các nghi thức: đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng… nhưng nghi thức đơn giản. Thành phần tham gia hôn lễ cũng giản lược, chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình và một vài người thân.
Việc cưới, gả hoàn thành thì mới bắt đầu phát tang. Mọi nghi thức tang lễ sẽ thực hiện đúng với nghi thức tang lễ. Cô dâu, chú rể mới sẽ là thành viên của gia đình và chịu tang chế như mọi con cháu khác.
Trường hợp nhà có đám cưới mà hàng xóm có đám tang thì sao?
Trường hợp này không có quy định bắt buộc mà chỉ xuất phát từ “tình làng nghĩa xóm”. Lễ cưới vẫn sẽ tổ chức như bình thường, tuy nhiên không nên ca hát ồn ào trong khi hàng sớm có chuyện buồn. Nếu lễ cưới trùng với ngày Quốc tang thì gia đình cũng không nên tổ chức quá rình rang.

Tại sao nên chọn các dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói?
Khi gia đình có tang sự, phần vì đau buồn phần vì chưa có kinh nghiệm tổ chức tang lễ nên hầu như các gia đình đều thấy bối rối, không biết nên làm gì, chưa kể đến những trường hợp người mất trùng với những ngày đặc biệt. Lúc này, điều nên làm là liên hệ ngay với dịch vụ tổ chức tang lễ để được tư vấn và hỗ trợ.

Dịch vụ tổ chức tang lễ là dịch vụ 24/7 vì thế dù ngày lễ tết thì phía dịch vụ vẫn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của gia đình. Với kinh nghiệm trong quy trình và khả năng xử lý các tình huống trong tang lễ, phía dịch vụ sẽ hỗ trợ gia đình tổ chức tang lễ một cách chu toàn. Đồng thời gia đình cũng có nhiều thời gian hơn để ở bên cạnh người thân đã khuất hay chuẩn bị cho các sự kiện khác. Dịch vụ tang lễ trọn gói còn có đối tác là hoa viên sinh thái Sala Garden. Dịch vụ sẽ đồng hành cùng gia đình tiễn đưa người đã khuất về nơi vĩnh hằng.
Tìm hiểu thêm về các gói dịch vụ tang lễ trọn gói 24/7