Gửi tro cốt vào chùa là xuất phát từ niềm tin tâm linh của người dân. Ai cũng mong người gửi tro cốt người thân vào chùa để linh hồn người thân được nghe kinh kệ,được cầu nguyện mà sớm ngày vãng sinh cực lạc.

Đây là nhu cầu lành mạnh, theo thời gian nhu cầu này càng tăng lên. Chùa Vĩnh Nghiêm sẽ nhận giữ tro cốt đến khi hết chỗ và tro cốt được giữ ở chùa vĩnh viễn, không phân biệt thời gian gửi. Tuy nhiên, nhà chùa cũng khuyên Phật tử, người dân đừng quá đặt nặng việc tro cốt nhất thiết phải gửi ở chùa vĩnh viễn hay nhiều năm thì người mới được siêu thoát.

Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn

Ngôi chùa cổ kính tọa lạc ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), phường 7, quận 3. Chùa được khởi công vào năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971.  Người thế kế cho công trình này là kiến trúc sư nổi tiếng Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu.

Khuôn viên của chùa có diện tích khoảng 6.000m2, bao gồm 3 khu chính: Tam Quan, Tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp. Kiến trúc mái ngói cong vút, từng đường khắc, chạm trổ đều tỉ mỉ và tinh tế.

Dịch vụ lưu tro cốt tại Sala Garden

Tổng quan chùa Vĩnh Nghiêm

1.      Cổng Tam quan

Tam Quan là công trình kiến trúc theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn bao quát khung cảnh bên trong của ngôi chùa. Sân chùa rộng, đối diện với cổng Tam quan là Tòa nhà trung tâm và bên trái của sân chùa là ngôi bảo tháp 7 tầng.

Cổng chùa Vĩnh Nghiêm

2.      Tòa nhà trung tâm

Đây là công trình kiên cố và vô cùng uy nghiêm bao gồm 1 tầng lầu và 1 tầng trệt. Tầng trệt có 2 phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng  và phần trong nằm dưới Phật điện . Bên trong gồm: Nhà thờ Tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học và phòng học.

Từ sân chùa, cầu thang dẫn lên tầng lầu của tòa trung tâm có sân thượng. Phật điện và Tháp Quan Thế Âm. Sân thượng rộng khoảng 10m, phía tay phải có một gác chuông và treo một đại hồng chung. Phật điện bao gồm 3 phần: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường. Kiến trúc được xây theo kiểu chữ công. Góc mái đều được uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc.

phật điện chùa Vĩnh nghiêm

 

Trong nhà trung tâm là Bái Điện nguy nga dài 35m, rộng 22m và cao 15m. Chính giữa điện là bàn thờ Phật Thích Ca, bên trái có Bồ Tát Văn Thù và bên phải là Bồ Tát Phổ Hiền.

Các công trình trạm khắc gỗ ở đây có bao lam tứ linh, bao lam cửu long. Đặc biệt là các phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng ở trong nước và một số nước Châu Á. Ở hàng hiên hai bên lối vào, mỗi bên có một pho tượng Kim Cang khá lớn.

Xem thêm về chùa Vĩnh Nghiêm

3.      Tháp Quan thế âm

Nằm ngay bên trái khi đi từ cổng chùa Vĩnh Nghiêm vào gồm 7 tầng và cao gần 40m. Đây là một trong những ngôi tháp đồ sộ nhất Việt Nam.

Tháp quan thế âm

4.      Tháp đá Vĩnh Nghiêm

Bạn sẽ nhìn thấy tháp ở bên tay phải ngay khi bước vào chùa. Được xây vào năm 2003 để thờ cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm –  vị cao tăng sáng lập ra chùa. Và đây là ngôi tháp đá đầu tiên miền Nam cũng như đứng trong danh sách những ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam.

Bảo tháp chùa Vĩnh Nghiêm

Không khí ở chùa Vĩnh Nghiêm giúp con người ta khi bước chân vào cảm thấy lòng mình thanh tịnh và bình yên, không xô bồ, vồn vã giữa chốn đông người.

5        Tháp Xá Lợi Cộng đồng – Nơi lưu giữ tro cốt của người đã khuất

Được xây thêm vào năm 1982 có 4 tầng cao 25m. Đây là nơi để lọ đựng tro  người chết mà người nhà họ gửi và giữ gìn ở chùa.

Về thủ tục để được tiếp nhận hài cốt, thầy Thanh Phong cho biết. Đầu tiên các gia đình cần đến chùa đăng ký và chọn chỗ. Chùa sẽ cấp cho thân nhân một giấy biên nhận đăng ký giữ cốt tại chùa.

Tên người mất, địa chỉ, số điện thoại thân nhân, vị trí đặt tro cốt  được ghi rõ ràng trong biên nhận. Đặc biệt, chỉ có người đăng ký đặt tro cốt mới được quyền xin di dời tro cốt đi chỗ khác hoặc đem tro cốt ra khỏi chùa. Nếu người này mất đi hay xuất cảnh thì phải có giấy uỷ quyền cho người khác.

Một khu lưu giữ tro cốt lâu năm của chùa Vĩnh Nghiêm

Sau đó, thân nhân đến văn phòng quản lý cốt trình giấy tờ. Giấy báo tử người mất, chứng minh nhân dân của thân nhân người mất.

Theo thầy Thanh Phong, rút kinh nghiệm sau vụ việc đáng tiếc tại chùa Kỳ Quang 2. Chùa Vĩnh Nghiêm tính đến nhiều phương án để tránh thất lạc tro cốt, bao gồm cả trường hợp ngoài ý muốn, xảy ra động đất làm vỡ các hũ đựng.

Về chi phí của việc gửi tro cốt của thân nhân chuyển từ chùa Kỳ Quang 2 sang. Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho biết sẽ nhận hoàn toàn miễn phí vào hệ thống lưu trữ tro cốt cao cấp.

Xây dựng bằng công nghệ Đài Loan (Trung Quốc) với giá khoảng 20 tỷ đồng. Hệ thống này hầu như các gia đình có điều kiện kinh tế phát triển đều chọn để báo hiếu cho ông bà tổ tiên.

 Tham khảo thêm về dịch vụ lưu tro cốt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *