Cầu siêu có ý nghĩa vô cùng trọng đại và to lớn đối với vong linh. Đó là một nghĩa cử tốt đẹp của thế hệ con cháu, tưởng nhớ đến ân đức sinh thành dưỡng dục, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên.
Vậy cầu siêu là gì?
Ý nghĩa của việc cầu siêu vô cùng quan trọng. Vì thế để có được kết quả tốt đẹp và dành trọn vẹn ý nghĩa trong buổi lễ. Trước tiên, các Phật tử cần hiểu được những ý nghĩa sâu xa của việc cầu siêu là gì.

Cầu tức là cầu nguyện, mong ước, siêu có nghĩa là thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để ông bà cha mẹ ở nơi cửu huyền được siêu thoát. Nếu giờ này còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì sẽ được sớm này được siêu thoát. Được giải phóng, siêu thoát khỏi cảnh giới khổ đau để hướng về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà.
Thay đổi cách nghĩ việc mua trước đất nghĩa trang
Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu
Chắc hẳn các Phật tử phật giáo đều đã nghe về gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên. Ngài Đức Mục Hiền vì muốn báo hiếu cha mẹ, ngài đã dùng thần thông để soi khắp các cõi Trời đất, soi khắp các tầng địa ngục để tìm cha mẹ mình. Từ đó, biết mẹ mình đang đoạ lạc, nên Ngài đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp Ngài cứu mẹ.

Theo lời đức phật nhân dịp chư tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy đầy đủ công đức. Nên cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh và cứu được mẹ thoát tội địa ngục.
Nghi thức cầu siêu cung từ đó được hình thành. Các Phật tử có lòng hiếu thảo sẽ noi theo tấm gương hiếu thảo của Đại Hiếu Mục Kiền Liên. Nghe theo lời chỉ dạy của Đức Phật cúng dường chư tăng có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình. Mặc dù chúng ta không có thần thông, không thể biết giờ này ông bà cha mẹ, tổ tiên của chúng ta còn lưu lạc nơi đâu.

Những người lúc sống biết tu tập thì được sinh về cõi Tịnh Độ. Nếu làm nhiều việc thiện tạo phúc thì sinh lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm nghiệp sát sinh, vọng ngữ, uống rượu, trộm cắp lừa gạt, làm hại người khác…thì khó có thể tránh khỏi đọa vào các cõi thấp như địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.
Tang lễ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam
Vì sao phải cầu siêu?
Theo lời đức Phật dạy, nhân sinh thế gian gồm có sáu cõi: ba cõi thấp là Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh và ba cõi trên là Người, Atula và Trời. Chúng sinh trong sáu cõi này đều tuân theo quy luật của tự nhiên, bị chi phối bởi sinh, lão, bệnh, tử. Nhưng cái chết không phải là hết, mà chỉ là sự trung gian giữa cõi sống này và cõi tiếp theo.

Sự sống của con người gồm hai phần: Phần thể xác là thân vật chất và phần tâm linh hay còn gọi là phần tâm thức. Chính nhờ phần tâm linh mà chúng ta biết suy nghĩ và có thể nhận thức, nói cười. Khi chết đi, phần tâm linh tách khỏi phần thân xác vật chất, xuất hẳn ra ngoài, nên thân vật chất sau khi chết mọi cơ quan đều không hoạt động tuy vẫn còn mắt nhưng không thể nhìn, vẫn có tai những không thể nghe, vẫn còn não nhưng không thể suy nghĩ.

Ngay cả đến tim cũng không còn đập nữa. Thân vật chất giống như vật sống không linh hồn, để cho phần tinh thần mượn tám, gá vào đó để làm việc. Đến khi phần linh hồn rời đi, thân xác còn lại chỉ giống như một khúc gỗ, vật chết không thể hoạt động, nhận tức. Nhưng phần tâm linh, mà dân gian vẫn quen gọi là phần hồn, thì không bao giờ mất chỉ là không còn trú trong thể xác nữa. Khi rời bỏ xác thân, theo quy luật và tùy vào nghiệp lực mà phần hồn sẽ bị đưa đẩy, trôi lăn trong sáu đạo luân hồi.
Cõi thấp nhất là Địa ngục nếu khi sống tạo rất nhiều việc xấu, hại người, ác nghiệp. Trong đời sống hàng ngày nếu người thường sát sinh, hại vật, tạo nghiệp bất thiện. Thì sau khi chết sẽ bị đoạ xuống địa ngục để chịu phạt, trả nghiệp,chịu vô vàng tội khổ. Địa ngục giống như nhà tù, có cửa khoá dễ vào khó ra, có ngục tốt canh tù, đánh đạp, tra tấn tù nhân.

Chúng sinh ở địa ngục không được tự do đi lại phải chịu khổ hình. Chỉ khi có năng lực thần chú đặc biệt của đức Phật, năng lực của chúng tăng cầu nguyện, mới tạm thời được giảm nhẹ tội phá địa ngục để vong hồn được ra trong chốc lát.
Cõi thứ hai là cõi ngã quỷ, là cõi vô hình đứng thứ hai sau Địa ngục. Trước khi chết, nếu có những điều uất ức trong lòng, còn vướng bận hoặc chết do tai nạn, chết đường, chết sông, chết suối, hoặc mắc phải trùng tang…, chúng ta sẽ không siêu thoát, bị đọa, phải chịu nhiều hình phạt và rơi vào cảnh giới của loài quỷ. Loài quỷ sống lẫn lộn với con người chúng ta.
Sống ở chung cư tổ chức tang lễ như thế nào?
Bằng mắt phàm, chúng ta không thể nhìn thấy được, song trong cùng một thế giới này, chúng ta là thế giới có vật chất, còn loài quỷ và Địa ngục là thế giới vô hình. Loài quỷ vốn không có hình tướng và chỉ tồn tại phần tâm thức, chỉ sống với phần hồn. Tuy so với chúng sinh cõi địa ngục, ngã quỷ tự do hơn, không bị nhốt, không bị tra tấn, song họ phải sống trong cảnh đói khát, khổ sở và cô đơn.

Chúng sinh sau khi chết thường trải qua 49 ngày trung ấm, cũng chỉ tồn tại dưới dạng tinh thần, không có hình tướng, giống như loài quỷ. Trạng thái này ai cũng sẽ trải qua, chính là giai đoạn sau khi rời khỏi cõi hiện tại và chuẩn bị bước vào cõi sống tiếp theo. Nhưng nếu sau 49 ngày vẫn chưa siêu thoát, vì một nguyên nhân nào đó cứ bám chấp, quanh quẩn, mắc kẹt trong trạng thái này, thì linh hồn sẽ bị đọa làm ngã quỷ.
Chẳng hạn như khi chết trong lòng vẫn còn uẩn ức hay oan khúc, thí dụ những người chết vì tự tử, sẽ không thể siêu thoát và đọa vào loài quỷ. Vì thế, ở những nơi có nhiều người tự tử hay chết do tai nạn, đôi khi chúng ta cảm thấy lành lạnh, rợn người, như có ai đó đang theo sau lưng. Đó là do những linh hồn ấy vẫn vất vưởng, quanh quẩn nơi đó. Có khi còn xui xiểm người khác, khiến họ bị che mờ mắt trí tuệ dẫn đến tự tử hay uổng mạng vì tai nạn.

Loài quỷ thường bị đọa rất lâu, thời gian có thể tính là vô số, có khi đến hàng trăm hoặc hàng nghìn năm. Chẳng hạn những người chết đuối hoặc tai nạn, họ có thể nằm ở khúc sông ấy, đoạn đường ấy và đắm chấp như vậy hàng nhìn năm, trừ khi gia đình, người thân biết cách tu tập, hồi hướng, cầu nguyện và cầu siêu đúng cách để khai thị cho họ tỉnh ra mới có thể siêu thoát được.
Tiếp đó đến cõi Súc sinh, những loài sống xung quanh chúng ta như gà, lợn, vịt. Xong rồi đến cõi người, trên cõi người là cõi A Tu la. Cõi A Tu la là nơi gần với cõi trời, tuy không phải chịu khổ nhưng lại chịu cảnh đánh nhau bởi tâm tật đố, ghen ghét, kiêu căng. Trên A Tu la là cõi trời, cõi trời cũng là một cõi vô hình nhưng tâm thức vô cùng an nhiên sống rất an lạc, hạnh phúc.

Nhưng có điều hạnh phúc ấy chỉ là giả tạm một thời gian nhất định. Sau khi hết phúc, chúng sinh cõi Trời lại bị đọa xuống các cõi thấp hơn.
Thông thường, chúng ta cầu siêu để nguyện cho ông bà, cha mẹ chúng ta nếu lỡ chẳng may vẫn còn đang bị chịu khổ, đọa đày ở ba cõi thấp. Có thể giảm nhẹ tội nhanh chóng được giải thoát, siêu sinh lên các cõi trên an lành hơn.
Tang lễ trùng với ngày đặt biệt thì tổ chức như thế nào?
Như vậy, ý nghĩa cầu siêu nằm ở sự tích luỹ công đức của chúng ta.Các Phật tử có thể tích lũy tất cả những năng lượng an lành, công đức thiện nghiệp, để hồi hướng và cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.